Giá trị của Tiền đến từ đâu?
Khi chúng ta lớn lên, không ai dạy rằng “giá trị của Tiền không phải dựa trên tờ giấy đó”, mà nó hoàn toàn dựa vào “Niềm tin”.
Niềm tin vào chính phủ, niềm tin vào hệ thống, và nếu niềm tin đó càng mạnh thì đồng tiền đó càng có giá trị, như đồng Đô La, hay Euro.
Một khi không còn niềm tin, tờ tiền đó sẽ thành một tờ giấy không có giá trị. Hãy nhìn vào đồng tiền của Zimbabwe, Venezuela…
Có bao giờ anh em tự đặt câu hỏi: Giá trị của tiền đến từ đâu? Hay, anh em đang đặt niềm tin của mình vào đâu?
Chỉ cần nhớ điều này, không một chính phủ nào có thể tồn tại mãi, và không một loại tiền tệ fiat nào có thể tồn tại mãi.
Tiền là Năng Lượng
Khi mọi người mua 1 món đồ, họ đổi “X số tiền” để lấy món đồ đó. Và để làm ra được “X tiền”, nó đòi hỏi phải đánh đổi bằng “Y thời gian + năng lượng”. Vậy tiền chính là năng lượng.
Mọi người hầu hết đều đang đi làm công việc 8 tiếng/ngày để đổi lấy số tiền tương ứng. Số tiền đó chính là năng lượng (thời gian và công sức) họ phải đánh đổi.
Đi xa một chút với Vật lý cơ bản. Năng lượng là gì? Hãy đọc về định luật bảo toàn năng lượng.
Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác! Đây là định luật cơ bản của vật lý.
Nghĩa là với 8 tỷ người dân trên trái đất, sẽ có cố định một giới hạn về năng lượng, và số năng lượng đó sẽ tương đương với số tiền có thể tạo ra.
Vậy sẽ như thế nào nếu họ chỉ in thêm tiền từ không khí và bơm vào thị trường?
Đó là họ đang làm giảm giá trị sức lao động và năng lượng của mọi người, bằng cách tạo ra “tiền giả” để bơm vào thị trường. Hay hiểu một cách khác, họ đang đánh cắp sức lao động của mọi người thông qua in tiền.
Mọi người luôn phàn nàn, ‘Tại sao mọi thứ ngày càng trở nên đắt đỏ hơn?‘
Không phải! Không phải mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn. Mà đó là vì “Giá trị của năng lượng” mà mọi người đang tạo ra bị giảm đi, bị đánh cắp đi.
Mọi người đang đánh đổi một thứ có thật – năng lượng của họ, để đổi lấy một thứ “ảo tưởng” đang được in ra mỗi ngày từ không khí.
Đọc thêm: Cách ngân hàng tạo ra tiền từ không khí
Thuế là ảo tưởng
Có bao giờ anh em tự hỏi: “Nếu các chính phủ có khả năng in tiền để làm bất kì điều gì đó, vậy tại sao người dân vẫn phải đóng thuế?”
Đó là sự ảo tưởng!
Nhưng, ảo tưởng gì?
Sự ảo tưởng rằng, “tôi đang làm việc, tôi đang đóng thuế để góp phần xây dựng vào quốc gia của tôi, tôi là một công dân tốt, tôi sẽ cố gắng phấn đấu làm nhiều hơn, đóng thuế nhiều hơn, để đóng tạo giá trị cho xã hội nhiều hơn…”.
Đó chính là sự ảo tưởng!
Mọi người đang làm việc vì điều gì?
Thành thật mà nói, hầu hết mọi người đều đang làm việc, cố gắng tích lũy tiền bạc, tài sản, để tới một ngày nào đó – nếu may mắn, số tài sản này có thể đủ để trang trải chi phí cho cuộc sống ở phần đời còn lại của họ, mà không còn phải lo nghĩ về tiền bạc nữa.
Vậy sẽ ra sao nếu tốc độ tích lũy tài sản của mọi người, không theo kịp với tốc độ mất giá của đồng tiền?
Mọi người sẽ phải làm việc vì đồng tiền cả cuộc đời họ!
Và đó là thứ mà các chính phủ muốn hướng tới.
Theo đuổi Tiền Bạc là sự ảo tưởng
Như mình có nói ở trên, Tiền là Năng Lượng. Năng lượng này là một dạng có thật, có giá trị, nó là thời gian, công sức, trí óc của mọi người.
Năng lượng này giúp xây dựng các tòa nhà, xây dựng điện đường, xe cộ, …Năng lượng này nó tạo ra nền văn minh của nhân loại.
Nhưng để đổi lấy Năng Lượng này, họ đưa cho mọi người cái gì? Cái mà bọn họ có thể tạo ra vô hạn từ không khí.
Và mọi người ngoan ngoãn nghe theo, làm việc chăm chỉ 60 năm cuộc đời, để xây dựng ước mơ cho người khác.
Đó chính là sự ảo tưởng về tiền bạc.
Tiền có giới hạn
Đây là một khái niệm cực kì quan trọng mà rất ít người hiểu được. Và chỉ khi thực sự hiểu được, anh em sẽ biết mình cần làm gì, cần bao nhiêu tiền, khi nào dừng lại và xây dựng ước mơ cho riêng mình.
Giới hạn của tiền – tiếng Anh nó là Marginal Utility of Money – cái mà mình có 1 Series video hướng dẫn ở đây, có thể hiểu đơn giản, mỗi người đều có một giới hạn nhất định về việc sở hữu tài sản, mà khi đạt được tới mức đó, chất lượng cuộc sống sẽ không thay đổi nhiều nữa.
Mọi người thường lầm tưởng rằng, càng nhiều tiền thì chất lượng cuộc sống càng tăng lên. Đó là một sự nhầm lẫn. Đó là ảo tưởng. Đôi lúc, thêm tiền có thể làm chất lượng cuộc sống đi xuống hơn nữa.
Hãy làm việc, vì…muốn làm việc
Cuối cùng, mình chỉ muốn nhắn nhủ rằng, đừng làm việc vì tiền – cái mà thậm chí ae không thể hiểu nó là gì, nó hoạt động như nào; cái mà họ có thể in ra vô hạn từ không khí.
Hãy dành thứ quý giá đó – Năng lượng của anh em, để làm việc vì mục tiêu của ae, để tập trung xây dựng ước mơ – cái mang lại cho ae sự tự do, xây dựng hệ sinh thái – cuộc chơi của riêng anh em.
Theo đuổi tiền bạc là một cuộc đua vô nghĩa, và là một sự ảo tưởng.