Giao dịch theo Price Action – Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại)
Tất cả chỉ vì mục đích thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Đây cũng không phải là “chén thánh” trong giao dịch, bạn cần nhiều thời gian và công sức để thành thục với nó. Hoặc cảm thấy nó thật vô dụng.

Đây chỉ là một trong những phương pháp giao dịch đơn giản mà mình đang dùng có hiệu quả, nhưng không chắc nó sẽ hiệu quả với các bạn.

Price Action là gì?

Price Action, nghĩa là Hành động của giá. Hiểu một cách đơn giản là bạn chỉ giao dịch với một biểu đồ trần trụi, mà không cần dùng quá nhiều các chỉ báo kĩ thuật nào khác.

Có rất nhiều trường phái Price Action khác nhau, không có đúng hay sai, chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp mà thôi.

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là 2 khái niệm bạn sẽ gặp nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật, của bất kì thị trường nào, như Crypto, Chứng khoán, Forex, Hàng hóa…

Xem thêm: Hướng dẫn toàn tập cách mua bán, giao dịch Crypto trên sàn Binance

Hiểu 1 cách đơn giản nhất, hỗ trợ là vùng mà khi giá đi xuống, sau đó lại bật lên lại nhiều lần. Còn kháng cự là vùng mà giá đi lên, không thể vượt qua.

Thường trong chứng khoán, vùng giá hỗ trợ còn hay được gọi là vùng giá sàn (hãy tưởng tượng cái sàn nhà, bạn ném quả bóng xuống, nó chạm vào và bật lên lại), vùng kháng cự hay được gọi là vùng giá trần (hãy tưởng tượng cái trần nhà, bạn ném quả bóng lên, nó chạm vào và bật xuống lại).

Hỗ trợ được xem là vùng cầu (vùng mua vào), kháng cự là vùng cung (vùng bán ra).

Các bạn để ý, trong bài viết này mình dùng thuật ngữ “vùng hỗ trợ/vùng kháng cự“, chứ không phải “đường hỗ trợ/đường kháng cự“, mặc dù khi diễn giải trên biểu đồ, hỗ trợ & kháng cự thường được minh họa bằng các đường thẳng.

Việc xác định chính xác vùng hỗ trợ & kháng cự cũng thường mang tính chủ quan, tùy theo từng người.

Để hình dung rõ hơn, hãy xem 2 ví dụ bên dưới nhé!

Vùng hỗ trợ

Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 8
Vùng hỗ trợ

Ở hình trên các bạn có thể thấy, giá đã liên tục chạm vào đường màu trắng, và lại bật lên, chứng tỏ giá đang được hỗ trợ bởi phe bò – những người mua lên. Và đường màu trắng này được gọi là vùng hỗ trợ giá.

Vùng kháng cự

Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 9
Vùng kháng cự

Bây giờ hãy quan sát vùng kháng cự. Như các bạn có thể thấy, giá không thể phá vỡ một khu vực màu trắng nhiều lần. Vùng kháng cự được hình thành do phe gấu (những người bán) giành quyền kiểm soát thị trường và đẩy giá đi xuống, khiến xu hướng giảm tiếp tục.

Hỗ trợ & kháng cự khác với đường Trendline

Hỗ trợ & kháng cự thường được hiểu là 1 vùng, được diễn giải bằng đường thẳng nằm ngang trên biểu đồ.

Khác với Trendline, thường được diễn giải bằng 1 đường chéo. Trendline cũng được hiểu là 1 đường trendline, chứ không phải “vùng trendline“.

Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 10
Phân biệt vùng hỗ trợ & kháng cự với đường trendline

Chiến lược giao dịch: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại)

Đây là một trong những chiến lược đơn giản, hiệu quả và yêu thích mà mình thường sử dụng.

Ưu điểm của chiến lược này là không cần dùng thêm bất kì chỉ báo nào, có nhiều cơ hội giao dịch trong ngày, phù hợp với gần như mọi thị trường, hiệu quả trên nhiều khung thời gian khác nhau.

Nhược điểm duy nhất của chiến lược này là tìm điểm đặt Stoploss phù hợp.

3 bước đơn giản thiết lập giao dịch

  • bước #1, Xác định vùng giá có phản ứng mạnh nhiều lần trên biểu đồ. Giá cần chạm vào vùng này và phản ứng ít nhất 2 lần.
  • bước #2, Sau khi tìm được vùng có phản ứng mạnh như trên, đánh dấu lại trên biểu đồ, và chờ đợi giá vượt hẳn qua nó, để thấy được vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó thực sự đã bị phá vỡ.

Để phá vỡ được 1 vùng giá tranh chấp mạnh mẽ như vậy, cần một lực mua hoặc bán rất mạnh, và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Vì thế, vùng giá này lại được bảo vệ một lần nữa. Đó là cách hỗ trợ thành kháng cựkháng cự thành hỗ trợ.

  • bước #3, Sau khi giá đã phá vỡ qua khỏi vùng phản ứng mạnh này, chờ đợi giá quay lại và đặt lệnh giao dịch thuận theo xu hướng trước đó.

Đọc qua lý thuyết chắc nhiều bạn vẫn cảm thấy khó hiểu và chưa hình dung được, vậy hãy xem các ví dụ đơn giản bên dưới nhé!

Setup 1: Hỗ trợ thành kháng cự

Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 11
Setup giao dịch: Hỗ trợ thành kháng cự. Cặp ETH/USDT. Khung thời gian 30 phút. Biểu đồ Tradingview

Như hình trên, các bạn thấy giá đã 3 lần phản ứng ở vùng màu trắng, cho thấy đây là 1 vùng hỗ trợ mạnh. Sau đó, giá đã vượt qua và phá vỡ vùng hỗ trợ, trở thành vùng kháng cự.

Khi giá quay trở lại, bạn có thể đặt một lệnh Short ngay tại vùng đó.

Setup 2: Kháng cự thành hỗ trợ

Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 12
Setup giao dịch: Kháng cự thành hỗ trợ. Cặp ETH/USDT. Khung thời gian 30 phút. Biểu đồ Tradingview

Ở ví dụ thứ 2, cùng trên cặp ETHUSDT và khung thời gian 30 phút, các bạn có thể thấy giá đã 3 lần từ chối vùng màu trắng, cho thấy đây là một vùng kháng cự mạnh.

Sau đó, giá vượt qua, phá vỡ vùng này. Kháng cự trở thành hỗ trợ.

Và khi giá quay lại, có thể đặt một lệnh LONG ngay tại vùng giá đó.

Điểm đặt Stoploss

Như mình có đề cập ở đầu bài, nhược điểm của phương pháp này là xác định điểm đặt Stoploss (SL), để tối đa hóa lợi nhuận, cũng như hạn chế bị râu nến quét trúng SL.

Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 13
Bạn hãy backtest thật nhiều để tìm ra điểm đặt Stoploss phù hợp

Không có công thức cụ thể nào cho vấn đề này cả. Nó phụ thuộc vào tính cách của các cặp giao dịch và khung giờ giao dịch. Việc duy nhất của bạn là hãy backtest, kiểm tra quá khứ phương pháp này thật nhiều, sau đó chọn ra 1-2 cặp tiền yêu thích, 1-2 khung giờ yêu thích, và note lại xem với từng khung giờ, giá có phản ứng trung bình bao nhiêu phần trăm. Từ đó, bạn sẽ tìm được điểm đặt SL hợp lý.

Ví dụ như mình chỉ thích dùng phương pháp này với cặp ETHUSDT, và trên khung M30 nếu giao dịch trong ngày, H4 nếu giao dịch dài hạn hơn.

Xem thêm: Nâng cấp tài khoản Tradingview PRO chỉ với 200k/tháng. Hỗ trợ backtest và rất nhiều tính năng mạnh mẽ khác.

Khung giờ giao dịch hiệu quả

Mình thường chọn khung M30 và H1 với các giao dịch trong ngày, ngắn hạn. H4 và D1 với các giao dịch dài hạn hơn.

LMT là sàn hỗ trợ giao dịch margin coin với rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Không phí funding, không phí qua đêm, phí giao dịch chỉ 0.075%, miễn phí rút nạp USDT, có chế độ copy trade.

Tìm hiểu ưu đãi lên tới 400$ của sàn LMT tại đây.

Các lưu ý

Để có tỉ lệ thắng cao hơn, các bạn lưu ý thêm:

  • Hạn chế giao dịch khi thị trường đang có tin tức. Khi đó, giá sẽ di chuyển bất chấp mọi quy luật.
  • Bạn có thể chờ đợi giá quay lại vùng phản ứng trước đó, xuất hiện các mô hình nến đảo chiều hoặc mô hình giá đảo chiều, xác nhận vào lệnh, sau đó mới vào lệnh thì sẽ hiệu quả hơn, tỉ lệ thắng cao hơn.
  • Học thêm cách quản lý rủi ro, quản lý vốn.
Giao dịch theo Price Action - Chiến lược 1: Hỗ trợ thành kháng cự (và ngược lại) 14
Các mô hình nến đảo chiều

Các mô hình nến hoặc mô hình giá đảo chiều được chia sẻ khá nhiều, các bạn có thể tự google để tìm hiểu thêm nhé!

Tạm kết

Không có bất kì chén thánh nào trong phân tích kỹ thuật. Cũng không có bất kì phương pháp nào được cho là thần thánh, hay phương pháp bị cho là vô dụng. Chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp. Không có đúng sai. Đơn giản thế.

Và với bất kì phương pháp mới nào, bạn cũng cần rất nhiều thời gian công sức để backtest, kiểm tra quá khứ, ghi chép lại. Và nếu cảm thấy nó không phù hợp, đừng cố gắng thêm làm gì, hãy bỏ nó qua 1 bên, tìm phương pháp mới.

Cuối cùng, phương pháp giao dịch chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong quá trình giao dịch. Nếu như muốn duy trì lợi nhuận đều đặn, bạn cần phải học thêm cách quản lý vốn, quản lý rủi ro và tâm lý nữa.

Nếu bạn thấy bài viết này hay, phương pháp phù hợp, thì chia sẻ nó với nhiều nhiều nữa nhé.

Đừng quên THAM GIA NHÓM HỖ TRỢ TRADER MỚI, và để lại bình luận bên dưới nếu có bất kì thắc mắc nào. Hẹn anh em ở các bài chia sẻ sau!

Leave a Comment