Trước đây, cách làm hiệu quả nhất mà các anh em đi trước thường hướng dẫn, hay trong các khóa học cũng hướng dẫn là tạo website mã giảm giá, so sánh giá.
Nhưng cá nhân mình thấy hiện nay cách này không còn hiệu quả nữa rồi. Vì để triển khai được website dạng này mà mang lại được doanh thu, bạn cần rất nhiều chi phí, nhân sự, nguồn lực, kỹ thuật… để có thể cạnh tranh với các website top đầu rất mạnh hiện nay. Mà đa phần các bạn là newbie thì làm sao triển khai được? Pro thì đã không đọc bài này rồi.
Vậy nên làm như nào?
Lời khuyên của mình. Hãy tập trung vào thế mạnh hoặc nguồn lực của bạn đang có.
Ví dụ nhé, mình đã có 4 năm kinh doanh mảng Guitar, mình rất am hiểu về lĩnh vực này và mình đang sở hữu các fanpage, cộng đồng lớn về ngách này. Vậy thì mình sẽ tập trung tư vấn và bán các sản phẩm trong ngách này.
Fanpage bán guitar hơn 60k like của mình
Vậy thế mạnh của bạn là gì, nguồn lực bạn đang sở hữu là gì?
Bạn am hiểu về các đồ công nghệ? Hãy tạo 1 website chuyên review, đánh giá, so sánh các đồ công nghệ. Tạo 1 kênh youtube và làm các video trên tay các sản phẩm đó. Tìm hiểu thử Vinh Vật Vờ, Tinh tế trên youtube nhé
Bạn là nữ, am hiểu về mỹ phẩm và thích make up? Hãy tạo 1 kênh youtube hướng dẫn các chọn mỹ phẩm giá rẻ chất lượng… Tìm hiểu thử Chang Makeup trên youtube nhé
Bạn giỏi về marketing? Tạo 1 website và kênh youtube để review các ứng dụng, phần mềm, khóa học… dạy cách làm website (bán domain và hosting)… Ví dụ như mình đang làm chẳng hạn.
Bạn thích đọc sách? Review về sách, tạo các cộng đồng về sách. Ví dụ website này: https://vnwriter.net/
Bạn thích du lịch, chụp ảnh, đi phượt? Tạo website, kênh youtube và reivew các địa điểm, món ăn, khách sạn, tour… Ví dụ https://dulich9.com
Bạn không có thế mạnh, nguồn lực gì cả, không biết bắt đầu từ đâu cả? Vậy đây là gợi ý của mình.
Tham khảo xem khóa học “Tiếp cận & bắt đầu kiếm tiền với Affiliate Marketing một cách dễ dàng và thực tế” của Cris có gì nhé.
Các lưu ý tuyệt đối phải tránh khi làm CPS
KHÔNG SPAM. Tuyệt đối đừng spam nữa mà hãy thực sự chuyên nghiệp, lắng nghe và phân tích xem khách hàng của mình cần gì để đưa đến họ các thông tin hữu ích nhất.
Đừng chạy quảng cáo nếu bạn vốn ít. Vì sao? Như mình có nói ở phần nhược điểm, thời gian thanh toán của các hình thức CPS là rất lâu, tỉ lệ hủy đơn cũng cao. Nên đừng có ham hố vít tiền chạy quảng cáo, rồi đến 1 ngày cạn vốn, hoa hồng thì không có, khóc!!!
Tuyệt đối không chạy các sản phẩm tài chính hình thức CPS. Cứ nghe mình đi, đừng hỏi tại sao. Cứ thấy tài chính mà CPS thì tránh xa nó ra.
Tránh tuyệt đối không làm các chiến dịch CPS tài chính nhé anh em
Các hình thức hay các bạn nên tham khảo
Hình thức Cashback – Mua hàng hoàn tiền.
Ví dụ đơn giản như này, Advertiser trả cho bạn 5% hoa hồng, bạn chỉ lấy 3% và trả lại cho người mua 2%. Vừa mua hàng giá rẻ mà lại còn được hoàn tiền lại, ai mà chả thích đúng không.
Tham khảo:
Ứng dụng so sánh giá
Ứng dụng so sánh giá rất thông minh kết hợp với affiliate
Tham khảo BeeCost: http://beecost.com/
CPO – Cost per Order
CPO là gì?
Là hình thức bạn sẽ được trả hoa hồng trên mỗi đơn khách hàng xác nhận mua hàng thành công.
Khác với CPS là khách hàng phải thanh toán, không đổi trả. Với CPO, chỉ cần telesale của Advertiser gọi điện cho khách hàng, xác nhận khách hàng có nhu cầu mua hàng thực sự là bạn sẽ được hoa hồng.
Đối với CPO thì Network phổ biến nhất, mạnh nhất và có đội ngũ chăm sóc, hỗ trợ các anh em làm affiliate tốt nhất hiện nay, theo mình nghĩ đó là Adflex.
![[Newbie] CPS, CPO, CPA... là gì? Nên lựa chọn chiến dịch nào để chạy? Các lưu ý nên tránh. 6](https://laivietnam.com/wp-content/uploads/2019/09/adflex.png)
CPO hoạt động như thế nào?
- Bạn lấy link affiliate của sản phẩm và đặt vào kênh phân phối của bạn (website, facebook, youtube, diễn đàn…)
- Người dùng click vào link affiliate và được điều hướng tới trang mua sản phẩm của Advertiser.
- Người dùng hoàn tất đặt hàng.
- Telesale gọi điện tư vấn và xác nhận người dùng đồng ý đặt hàng.
- Bạn nhận được hoa hồng từ Advertiser.
Ưu điểm
Bạn không phải lo về việc khách có nhận hay không, có đổi trả hàng hay không.
Hoa hồng của các sản phẩm CPO thường sẽ rất cao, trung bình từ 250k – 500k trên mỗi đơn hàng thành công.
Thời gian thanh toán hoa hồng nhanh, thường chỉ là 1 tuần.
Nhược điểm
Đối với CPO, các sản phẩm thường là thực phẩm chức năng. Và để quảng cáo các sản phẩm này bạn cần phải cần có khá nhiều kiến thức để không bị SML với nó.
Để tránh bị SML hơn, các bạn nên tham gia vào nhóm Anti Mark Avengers – Biệt đội chống Mark của Adflex. Trong nhóm đã tổng hợp lại rất nhiều Case Study thành công, các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao giúp các bạn làm quen với nhiều nền tảng khác nhau như facebook, google, zalo, native ads…
Ngoài ra, anh em có thể tham khảo thêm khóa học “Tiếp cận với mô hình CPO bằng free traffic & paid traffic” của Kiên Trung và Cris trên Ktcity.
Cách làm hiệu quả với CPO
Mình không giỏi về paid traffic, nên cách mình chọn làm với CPO là Free traffic với Youtube và website.
Nếu bạn nào muốn làm Paid traffic thì có thể tham khảo 2 khóa học trên của Cris và Kiên Trung, còn với Free traffic, mình có 1 nhóm chia sẻ miễn phí cách làm ở đây, bạn có thể tham gia nhóm ở đây và làm theo hướng dẫn của mình nhé.
CPL – Cost per Lead
CPL là gì?
Như tên gọi của nó, CPL là hình thức bạn được trả hoa hồng trên mỗi form thông tin hợp lệ.
Tùy theo độ dài của thông tin, độ bảo mật của thông, giá trị sản phẩm mà giá CPL có sự chênh lệch khác nhau.
Ví dụ, 1 lead của một người dùng đang có nhu cầu vay tiền sẽ luôn rẻ hơn 1 lead của người đang có nhu cầu mua bảo hiểm.
Ở CPL, bạn sẽ thấy nhiều nhất là các sản phẩm về tài chính, thẻ tín dụng, bảo hiểm, giáo dục,…
Các chiến dịch tài chính chủ yếu là ở hình thức CPL – Cost per Lead
CPL hoạt động như thế nào?
- Bạn lấy link affiliate của sản phẩm và đặt vào kênh phân phối của bạn (website, facebook, youtube, diễn đàn…)
- Người dùng click vào link affiliate và được điều hướng tới trang mua sản phẩm của Advertiser.
- Người dùng hoàn tất điền thông tin vào form.
- Advertiser sẽ kiểm tra các thông tin trong form có hợp lệ hay không (tránh trường hợp các bạn tự điền thông tin giả vào).
- Bạn nhận được hoa hồng trên mỗi lead hợp lệ.
Ưu điểm
Dễ chuyển đổi thành đơn thành công, vì bạn không cần tới việc khách hàng có mua hay không, có quan tâm thực sự hay không.
Nhiều sản phẩm để bạn lựa chọn triển khai.
Nhu cầu khách hàng luôn cao, nhất là với các chiến dịch tài chính, cho vay.
Nhược điểm
Hoa hồng thấp. Các chiến dịch cho vay thường chỉ có hoa hồng khoảng vài chục ngàn/lead hợp lệ.
Tỉ lệ hủy cao, không có lý do rõ ràng. Chỉ cần Advertiser nói lead này không hợp lệ, bạn rất khó để check ngược lại xem có thực sự như vậy hay không.
Cách làm hiệu quả với CPL
Hiệu quả nhất đó là chạy Ads. Chắc chắn luôn. Đây cũng là thế mạnh của mình với các sản phẩm tài chính CPL. Trong khuôn khổ bài này có hạn, mình không thể viết rõ thêm về cách chạy quảng cáo các chiến dịch này.
Như bạn thấy, tháng 5.2019, doanh thu của mình là hơn 100 triệu với chủ yếu là cái chiến dịch về tài chính
Như mình có nói ở trên, các sản phẩm CPL thường sẽ là về tài chính, thẻ tín dụng, bảo hiểm, giáo dục,… và nhu cầu của các sản phẩm này luôn cao, nhất là với tài chính.
Ví dụ đối với tài chính, bạn có thể tạo website và hướng dẫn người dùng đăng ký, đánh giá các gói vay của các Advertiser, tìm các nhóm cho vay trên facebook và đăng bài vào đó…
Với các sản phẩm thẻ tín dụng, bảo hiểm, giáo dục thì mình nghĩ cách làm cũng tương tự.
Các lưu ý khi làm CPL
KHÔNG SPAM. Như mình có nói ở trên, tuyệt đối đừng spam.
Tránh các sản phẩm tài chính nhưng hình thức CPS (mình đã có nói ở trên)
Đọc kĩ các điều khoản ghi nhận lead thành công mà Advertiser đưa ra, để tránh các trường hợp tranh cãi xảy ra sau này.
Không giấu gì, team mình có thể nói là mạnh nhất về mảng tài chính CPL ở Việt Nam này, nên tụi mình cũng xảy ra rất nhiều tranh chấp, kiện tụng không đáng chỉ vì các điều khoản lập lờ không rõ ràng từ Advertiser.
CPQL – Cost per Quality Lead
Chiến dịch vay tín chấp của VP bank với hình thức CPQL – Cost per Quality Lead
Đây là 1 dạng mới có gần đây, tương tự với CPL nhưng lại có thêm chữ Q – Quality (chất lượng).
Lý do thì chắc nhiều người cheat đơn, điền form fake quá nên bắt buộc Advertiser phải ra hình thức này.
CPQL thường có giá chia sẻ cao hơn CPL. Advertiser sẽ ràng buộc thêm 1 điều kiện vào mỗi Lead, ví dụ như có Telesale gọi kiểm tra xác nhận, người dùng phải xác nhận OTP qua điện thoại, người dùng phải có điểm tín dụng cao,….
CPI – Cost per Install
CPI là gì?
Là hình thức bạn được trả hoa hồng trên mỗi lượt cài đặt (install) ứng dụng thành công.
Hiện tại ở Việt Nam cũng không có nhiều Network, chiến dịch về CPI này nhiều.
Đa phần các chiến dịch CPI cũng là tài chính, các ứng dụng cho vay, ứng dụng TMĐT (lazada, shopee…), ứng dụng đặt xe (Bee, grab…), ứng dụng ví điện tử (zalo pay), các ứng dụng game mobile…
CPI hoạt động như nào?
- Bạn lấy link affiliate của sản phẩm và đặt vào kênh phân phối của bạn (website, facebook, youtube, diễn đàn…)
- Người dùng click vào link affiliate và được điều hướng tới trang cài đặt ứng dụng.
- Người dùng hoạt tất cài đặt ứng dụng.
- Bạn nhận được hoa hồng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào Advertiser hay các sản phẩm mà thường sẽ có thêm các ràng buộc thêm như: tỉ lệ mở app ngày hôm sau, tỉ lệ đăng kí thành viên, tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng, …
CPR – Cost per registration (trả tiền hoa hồng trên mỗi lượt đăng ký thành viên) là một hình thức nhỏ của CPI.
Khác với CPI là chỉ cần tải app về, CPR bắt buộc user phải tải app, đăng ký thành viên, có tỉ lệ mở app vào ngày hôm sau, tuần sau, tháng sau thì bạn mới được hoa hồng.
CPR tất nhiên sẽ có hoa hồng cao hơn hẳn CPI, thường là gấp rưỡi tới gấp hai.
thank bạn, bài viết bổ ích quá
Bài viết hay hữu ích
Tks for your share!
Cám ơn bạn nhiều