[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định

Satoshi Nakamoto đã từng nói trên diễn đàn Bitcointalk: “Nếu bạn không tin tôi hoặc không chịu hiểu thì tôi cũng chẳng có thời gian để thuyết phục bạn đâu, rất tiếc”.

Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu về Bitcoin thì đây là series bài viết dành cho bạn.

Với tất cả sự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc về Bitcoin, hy vọng series Hiểu về Bitcoin sẽ hữu ích với các bạn, và có thể mở ra những cơ hội mới cho bạn trong tương lai.

Bitcoin không phải mới. Khi viết bài này, nó đã 12 tuổi. Nhưng 12 năm trong thị trường tài chính, nó vẫn còn là sớm, vẫn chưa quá muộn để tìm hiểu về Bitcoin và tác động của nó đối với Tương lai.

Bắt đầu thôi nào!

Bitcoin và tiền

Bitcoin là một hệ thống thanh toán điện tử ngang hàng (peer to peer) cho phép các bên giao dịch với nhau mà không cần sử dụng bất kỳ bên trung gian thứ ba đáng tin cậy nào. Đây là một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống, nơi các khoản thanh toán cần được chuyển qua các tổ chức tài chính.

Khi bạn sử dụng Bitcoin, bạn không cần phải tin tưởng vào một tổ chức tập trung như chính phủ, ngân hàng hay tổ chức tài chính.

Ví dụ: trong hệ thống tài chính truyền thống, việc sử dụng PayPal yêu cầu bạn tin tưởng vào khả năng thực hiện giao dịch của PayPal; thanh toán bằng Mastercard yêu cầu bạn phải tin tưởng vào Mastercard, ngân hàng của bạn, ngân hàng của người bán và các bộ xử lý thanh toán khác…

Ngay cả việc sử dụng tiền mặt cũng đòi hỏi bạn và đối tác của bạn phải tin tưởng vào các quan chức chính phủ. Gần đây nhất là năm 2016, Thủ tướng Ấn Độ đã yêu cầu hủy tờ tiền 500 và 1.000 Rupee, ngay lập tức gây ra sự biến động đáng kể. 

Bitcoin là một giao thức thanh toán và bản thân nó là một loại tiền điện tử. Giao thức này là một mạng thanh toán cho phép các giao dịch được hoạt động mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào. Nó được cung cấp bởi một công nghệ mới được gọi là Blockchain. Bitcoin còn được gọi là tiền mã hóa, vì các giao dịch được bảo mật bằng mật mã.

Bitcoin tự phân biệt chính nó với các loại tiền tệ fiat truyền thống khác, bởi Bitcoin không “cần” được hỗ trợ từ bất kỳ chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tập trung nào. Thay vào đó, nó được tạo, lưu trữ và phân phối trên một sổ cái công khai, phi tập trung tuân theo một bộ quy tắc đơn giản nghiêm ngặt.

Đây là triết lý đã tạo ra Bitcoin – khả năng vận hành hệ thống tài chính theo cách phi tập trung mà không cần tin tưởng vào bất kỳ hệ thống trung gian tập trung nào.

Tiền của Chính Phủ 

Trước khi tiếp tục nói về Bitcoin, hãy xem qua số tiền mà chúng ta sử dụng hằng ngày!

Tất cả mọi người trên trái đất này đều lao động và quý trọng đồng tiền, tuy nhiên ít người hiểu được cách vận hành của tiền tệ và thậm chí ít hiểu được sự phức tạp của hệ thống tiền tệ Fiat.

It is well enough that people of the nation do not understand our banking and monetary system, for if they did, I believe there would be a revolution before tomorrow morning.” 

“Người dân cả nước không hiểu rõ về hệ thống ngân hàng và tiền tệ của chúng ta, vì nếu họ hiểu, tôi tin rằng sẽ có một cuộc cách mạng trước sáng ngày mai.” — Henry Ford

“Tiền của Chính phủ” được hiểu là tiền pháp định – tiền Fiat.

Fiat bắt nguồn từ tiếng Latin, về cơ bản nó có nghĩa là “let it be done”. Tiền Fiat được coi là đồng tiền hợp pháp, bởi các chính phủ đã cho phép và chấp nhận như một hình thức thanh toán hợp lệ dưới sự giám sát của họ.

Với hầu hết mọi việc trong chính phủ, tiền được xử lý từ trên xuống dưới (mô hình kinh tế nhỏ giọt – Trickle-Down Theory). Các nhà lãnh đạo quốc gia quyết định mọi khía cạnh của hệ thống tiền tệ và chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc đó.

[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định 7
Mô hình từ trên xuống dưới của chính phủ, và mô hình ngang hàng của Bitcoin

Trong một quốc gia ở điều kiện lý tưởng nhất, mô hình kinh tế nhỏ giọt thực sự không quá tệ. Vì suy cho cùng, không phải ai cũng là chuyên gia về kinh tế tài chính, vậy nên hầu hết số đông có thể chấp nhận mà không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì, và họ vẫn tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ.

Tuy nhiên, trong khoảng một thế kỷ qua, điều kiện lý tưởng này đã không còn xảy ra.

Không quá đi sâu vào các chi tiết (các bạn có thể google đọc thêm), nhưng các quy tắc quản lý tiền giấy, mà cụ thể hơn là đồng Dollar, đã thay đổi vào năm 1913. Tiền giấy từng được “hỗ trợ bởi vàng” trở thành tiền giấy “được hỗ trợ bởi chính phủ”. Trong giai đoạn này, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã cố gắng gắn giá trị của đồng Dollar với vàng. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vào năm 1971, khi tổng thống Nixon tuyên bố bãi bỏ bản vị vàng khỏi đồng Dollar.

[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định 8
Mệnh giá 20 Dollars của Mỹ, tương đương với 20$ Gold.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 

Những điều trên đặt ra bối cảnh cho những gì sắp xảy ra, khi toàn bộ nền kinh tế thế giới sụp đổ trong Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Hoa Kỳ là một trong những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử, làm sụp đổ hệ thống tài chính và ngân hàng của thế giới. Nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng lớn tan rã một cách thảm hại. Trong số đó có Lehman BrothersBear Stearns

Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ các khoản cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn, trong điều kiện đơn giản: các khoản vay được cấp cho những người vay có mức độ tín dụng thấp – họ là những người không đủ điều kiện để vay khoản vay thông thường.

Các khoản vay này sau đó được đóng gói lại nhiều lần thành các sản phẩm phái sinh phức tạp. Các khoản cho vay khó đòi kết hợp với các hành vi gian lận phổ biến ở nhiều tổ chức tài chính khác nhau đã làm trầm trọng thêm bong bóng nhà đất. Nó đã tạo ra một quả bom hẹn giờ cuối cùng đã thổi bùng lên Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tín dụng là do giả định ngây thơ rằng, lãi suất sẽ tiếp tục ở mức thấp và giá nhà ở sẽ liên tục tăng giá. Khi cả hai giả định này bị phá vỡ, nhiều người đi vay dưới chuẩn không thể trả khoản vay mua nhà của họ và bị ngân hàng thu hồi nhà của họ.

Điều này gây ra một hiệu ứng gợn sóng tàn phá cho nền kinh tế. Để cứu vãn nền kinh tế, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cứu trợ các ngân hàng ‘too big to fail’- một lý thuyết khẳng định các công ty hay tổ chức nào đó quá lớn và được kết nối với cấu trúc của nền kinh tế, thì nó sẽ không được phép thất bại.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho chúng ta thấy rõ sự mong manh trong hệ thống tài chính và ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng được cho là cơ quan trung ương đáng tin cậy trong việc bảo vệ và quản lý số tiền chúng ta gửi. Tuy nhiên, họ đã thất bại thảm hại khi làm điều đó.

Sự ra đời của một giải pháp thay thế

Trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, Bitcoin Whitepaper đã được xuất bản dưới tên “Satoshi Nakamoto“. Satoshi đã phát hành Bitcoin Whitepaper vào ngày 31 tháng 10 năm 2008. Tài liệu dài 9 trang phác thảo một hệ thống tài chính mới, với một loại tiền điện tử mới gọi là Bitcoin.

Sự xuất hiện đột ngột của Bitcoin Whitepaper trong khoảng thời gian này gần như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vào thời điểm đó, việc không tin tưởng vào hệ thống tiền fiat ngày càng tăng, và Bitcoin đã trở nên phổ biến từ một diễn đàn trực tuyến ít người biết, đến thành một giải pháp thay thế hệ thống tài chính khả thi hiện nay.

Vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, The Genesis Block ( khối đầu tiên trên Blockchain của Bitcoin – khối nguyên thuỷ) đã bắt đầu đưa Bitcoin và hệ thống thanh toán phi tập trung đầu tiên trên thế giới vào cuộc sống. Mạng thanh toán thay thế này cho phép chuyển các giá trị qua Internet theo phương thức điện tử ngang hàng, mà không cần bất cứ cơ quan tập trung giám sát nào cả.

[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định 9
Satoshi đã để lại một chuỗi ký tự trên Genesis Block

Là khối đầu tiên trên mạng lưới Bitcoin, Genesis Block được xem là duy nhất bởi nó không chứa dữ liệu của khối trước đó. Có vẻ như Satoshi đã hoàn toàn nhận thức được những thất bại tài chính vào thời điểm đó và hiểu rằng việc phát minh ra Bitcoin là một thách thức rõ ràng đối với các tổ chức tài chính và tiền tệ.

Trong Genesis Block, Satoshi đã để lại một chuỗi ký tự, có thể được dùng để nhấn mạnh mục đích của Bitcoin cũng như đánh dấu thời gian để chứng minh rằng Bitcoin bắt đầu từ ngày đó.

Sự thật thú vị 

Phần thưởng 50 BTC đầu tiên trong Genesis Block là không thể sử dụng được. Cho đến ngày nay, nó vẫn còn là một ẩn số nếu như Satoshi Nakamoto đã cố tình mã hóa nó thành không thể chuyển nhượng được. 

Địa chỉ người nhận phần thưởng của Genesis Block, 1A1zP1eP5QGefi2DMPTfTL5SLmv7DivfNa, được nghi ngờ là thuộc sở hữu của Satoshi. Tài khoản này đã nhận được sự quyên góp từ người hâm mộ và tại thời điểm viết bài, nó đã tích lũy được tổng cộng 68,3 BTC.

Đặc điểm của Bitcoin

Đây là một số đặc điểm cốt lõi của Bitcoin khiến nó trở nên độc đáo:

  1. Chính sách tiền tệ được xác định rõ ràng
  2. Hệ thống ngang hàng P2P 
  3. Mã nguồn mở, minh bạch và phi tập trung
  4. Có khả năng thay thế, bền, dễ dàng di chuyển và chia nhỏ.
  5. Tiền kỹ thuật số.

Chính sách tiền tệ được xác định rõ ràng

Một đặc điểm quan trọng của bitcoin, nó là một loại tiền tệ phi tập trung, không giống như tiền tệ fiat được kiểm soát bởi một cơ quan tập trung như ngân hàng trung ương.

Các ngân hàng trung ương có khả năng phát hành tiền mới theo ý muốn của họ. Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu, “Các ngân hàng trung ương được bảo vệ khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán, do khả năng tạo tiền và do đó có thể hoạt động với vốn chủ sở hữu âm”.

Nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã được đề cập ở trên. Với sự hỗ trợ của Fed, chính sách Nới lỏng định lượng – Quantitative Easing (QE) đã được sử dụng để cứu vãn cuộc khủng hoảng. Điều này, cho chúng ta thấy rõ được sự kiểm soát mạnh mẽ mà các ngân hàng trung ương có liên quan đến chính sách tiền tệ.

Một đặc điểm nữa của Bitcoin là sự khan hiếm — sẽ chỉ có 21 triệu bitcoin được lưu hành. Giới hạn này là cuối cùng và không thể thay đổi. Điều này đã giúp Bitcoin tự phân biệt chính nó với tiền tệ fiat truyền thống.

Bitcoin cũng tương tự như vàng, nghĩa là bạn phải khai thác để tạo ra Bitcoin. Tuy nhiên, không giống như vàng, Bitcoin được khai thác bằng công nghệ kỹ thuật số. Đây là lý do tại sao bitcoin thường được gọi là “vàng kỹ thuật số”. 

Đối với mỗi block được tạo ra, phần thưởng cho các thợ đào là 1 số lượng BTC, kèm phí giao dịch. Điều này sẽ được giải thích chi tiết trong các bài viết sau. Tại thời điểm viết bài, hơn 18.5 triệu bitcoin – hơn 2/3 tổng số bitcoin đã được khai thác.

Hệ thống ngang hàng P2P 

Giả sử A muốn gửi 1.000$ cho B. Theo truyền thống, các bước thực hiện như sau:

[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định 10
Quy trình của hệ thống tài chính truyền thống và các hệ thống thanh toán tập trung

A không chỉ phải dựa vào ngân hàng giao dịch của A và B, mà còn phải dựa vào một loạt hệ thống trung gian, các tổ chức tài chính thứ ba, và các nhà cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào yêu cầu của các ngân hàng của A và B.

Hệ thống gửi tiền này thể hiện sự kém hiệu quả và quan liêu. Mỗi công ty có thể tính phí, khiến giao dịch trở nên đắt đỏ. Ngoài ra còn có nhiều luật chuyển tiền khác nhau cần được tuân thủ.

Ví dụ: nếu A là công dân Hoa Kỳ và B là người Iran, thì giao dịch sẽ không bao giờ xảy ra do luật trừng phạt quốc tế. Ngay cả khi một giao dịch xảy ra tại địa phương, Chính phủ cũng có thể tự ý hủy giao dịch hoặc thậm chí tịch thu toàn bộ số tiền.

Vào tháng 7 năm 2020, Hồng Kông đã thông qua luật cho phép chính phủ đóng băng tài khoản ngân hàng và tài sản của những người bị coi là “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Mối đe dọa này có thể được sử dụng như một công cụ để đàn áp quyền tự do ngôn luận của người dân trong bối cảnh bất ổn chính trị đang diễn ra. 

Nếu sử dụng Bitcoin, các trung gian như ngân hàng hoặc đơn vị xử lý thanh toán không còn cần thiết để giám sát các giao dịch. Hãy xem kịch bản nếu A chuyển số bitcoin trị giá 1.000$ cho B:

[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định 11
Hệ thống thanh toán ngang hàng của Bitcoin không phải qua bất kì 1 bên trung gian thứ 3 nào

Sử dụng mạng lưới Bitcoin, A trực tiếp chuyển cho B mà không cần bất kỳ sự ủy quyền nào từ bất kỳ ai, do đó có thuật ngữ “peer-to-peer”. Việc loại bỏ những người trung gian như ngân hàng có ý nghĩa sâu sắc vì điều này đã bỏ qua nhiều vấn đề tiềm ẩn liên quan đến chính quyền trung ương và các bên thứ ba.

Bằng cách loại bỏ các bên thứ ba khỏi việc chuyển giao giá trị, chúng ta có khả năng xóa những người trung gian có thẩm quyền đối với tài chính của chúng ta. PayPal nổi tiếng với việc đóng băng tài khoản của người dùng vì nhiều lý do khác nhau, bạn có thể tìm thấy nhiều người phàn nàn về vấn đề này trên google.

Bitcoin cho phép chúng ta có toàn quyền kiểm soát tài sản của chính mình mà không cần phải tin tưởng vào bất kỳ tổ chức hoặc bên thứ ba nào. Với sự kiểm soát này, không ai có thể đơn phương đóng băng hoặc thu hồi tài sản mà không có sự cho phép của chúng ta.  

Quyền lực bây giờ trở lại với các cá nhân. Bất cứ ai, bất kể họ đang ở đâu, đều có thể trực tiếp tham gia vào việc chuyển giao giá trị và hoạt động kinh tế với một người khác mà không cần bất kỳ bên thứ ba nào cho phép.

Mã nguồn mở, minh bạch và phi tập trung

Giao thức Bitcoin, bộ mã cung cấp cho mạng Bitcoin network, được phát hành theo Giấy phép MIT, với tên gọi là phần mềm nguồn mã nguồn mở (open-source software), có nghĩa là mã nguồn mở cho tất cả mọi người cùng xem, cùng kiểm tra, sao chép và đề xuất các cải tiến. Bất kỳ ai cũng có thể tự do đề xuất các cải tiến cho Bitcoin, do đó điều chỉnh các động lực giữa cộng đồng Bitcoin. 

Sổ cái Bitcoin được phân phối trên toàn cầu. Nó được phân cấp và không có thực thể nào có thể giả mạo hay thao túng dữ liệu có trong blockchain. Bất kỳ ai cố gắng đơn phương thao túng dữ liệu trên sổ cái của họ sẽ bị phát hiện ngay lập tức, vì sổ cái của họ sẽ không giống với sổ cái được duy trì bởi những người khác.

Điều này có nghĩa là không ai hoàn toàn sở hữu hoặc kiểm soát Bitcoin. Ngay cả các chính phủ cũng không thể hủy bỏ sự tồn tại của Bitcoin.

Có khả năng thay thế, bền, dễ di chuyển và chia nhỏ

Bitcoin cũng là một loại tài sản có khả năng thay thế cao (1 BTC của bạn có giá trị bằng 1 BTC của bất kì ai khác), bền, dễ dàng di chuyển và có thể chia nhỏ.

Bitcoin cũng có độ bền cao vì nó không dễ dàng bị phá hủy bởi các yếu tố tự nhiên giống như tiền giấy. Miễn là BTC của bạn lưu trữ an toàn, bạn sẽ có quyền truy cập vào bitcoin của mình.

Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số, nên nó có tính di động cao. Bạn có thể mang theo toàn bộ tài sản của mình mọi lúc mọi nơi chỉ với các khóa riêng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống ở các quốc gia không có chính phủ ổn định. Với bitcoin, những người này có thể dễ dàng chuyển đến một quốc gia ổn định trong khi vẫn giữ được của BTC của mình.

Bitcoin cũng có thể chia đến 8 chữ số thập phân. Đơn vị nhỏ nhất của bitcoin là 0,00000001 BTC, còn được gọi là 1 Satoshi. Điều này được đặt tên như một sự tri ân đối với người tạo ra Bitcoin, Satoshi Nakamoto. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải gửi hoặc sở hữu toàn bộ 1 bitcoin, mà có thể gửi các phần nhỏ bitcoin để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ.

Tiền kỹ thuật số

Việc trở thành một loại tiền kỹ thuật số rất quan trọng. Chúng ta có thể tự do sử dụng tiền của mình dễ dàng hơn.

Vì không có sổ cái công khai, tiền fiat được lưu trữ trong các tài khoản ngân hàng khác nhau, điều này khiến tiền fiat khó được lập trình để tuân theo các quy tắc nhất định.

Sổ cái bitcoin là nơi các lập trình viên có thể đặt ra các quy tắc để lập trình ký quỹ, công chứng, thiết kế các khoản thanh toán và cổ tức. Khái niệm tiền mặt phổ quát này sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi chúng ta tiến tới thanh toán từ máy này sang máy khác trong tương lai.

Bitcoin vs Vàng vs Tiền Fiat

Bitcoin thường được so sánh với vàng và các loại tiền fiat như Dollar. Có một số điểm giống và khác nhau giữa các dạng tài sản này. Bảng này cung cấp một bản tóm tắt về các đặc điểm khác nhau của bitcoin, với vàng và tiền fiat.

Tính chất của tiền Vàng Tiền Fiat Bitcoin
Có thể thay thế, hoán đổi cho nhau Cao Cao Cao
Không bị tiêu hao Cao Cao Cao
Dễ di chuyển Vừa phải Cao Cao
Bền Cao Vừa phải Cao
Có thể chia nhỏ, chia đều Vừa phải Vừa phải Cao
An toàn (không thể giả mạo) Vừa phải Vừa phải Cao
Dễ dàng giao dịch Thấp Cao Cao
Khan hiếm Cao Thấp Cao
Ảnh hưởng từ chính phủ Thấp Cao Thấp
Phi tập trung Thấp Thấp Cao
Có thể lập trình Không Không

Bitcoin dùng để làm gì? Và liệu Bitcoin có thể trở thành 1 loại tiền tệ mới?

Với những đặc điểm nổi trội của bitcoin thì có vẻ nó mang nhiều lợi thế hơn hệ thống tài chính truyền thống, vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao bitcoin không thay thế tiền fiat? Hãy cùng xem cách bitcoin đo lường 3 chức năng cơ bản của tiền tệ:

  1. Phương tiện trao đổi
  2. Lưu trữ giá trị
  3. Đơn vị kế toán

Phương tiện trao đổi 

Là một phương tiện trao đổi, bitcoin có thể thực hiện đầy đủ chức năng như tiền Fiat. Các khoản thanh toán có thể được thực hiện bất cứ khi nào theo phương thức ngang hàng mà không cần đến bên thứ ba. Không ai cần phải chấp thuận giao dịch của bạn hoặc thậm chí có không thể ngăn bạn thực hiện giao dịch của mình.

Thực tế, bitcoin chưa đạt được sự chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu và do đó không được coi là một phương tiện trao đổi chính thống. Bitcoin phổ biến trong cộng đồng những người ủng hộ nó và được sử dụng thay thế cho nhau như một phương tiện trao đổi phù hợp, nhiều người trong cộng đồng Bitcoin thực sự thích được thanh toán bằng bitcoin.

Mặc dù chi phí thấp hơn để các công ty chấp nhận bitcoin, nó vẫn hiếm khi được chấp nhận bởi các công ty lớn ở cấp độ toàn cầu do sự phổ biến của thẻ tín dụng. Tuy nhiên, hiện tại đã có một số công ty lớn đã chấp nhận bitcoin, như Tesla.

Ở các nền kinh tế kém ổn định hơn, chúng ta thấy bitcoin được sử dụng như một sự thay thế cho các loại tiền fiat để thanh toán. Điều này có thể là do kinh tế vĩ mô quản lý yếu kém, chẳng hạn như lạm phát cao và sự mất giá của tiền fiat.

Lưu trữ giá trị 

Bitcoin là một loại tài sản cực kỳ dễ biến động. Giá của nó đã tăng từng ngày và đạt 20.000 đô la trong thời kỳ đỉnh cao vào đầu năm 2018. Với vai trò là một tài sản lưu trữ giá trị, nó thực hiện công việc duy trì sự ổn định giá cả trong ngắn hạn. Tùy thuộc vào thời điểm bạn mua bitcoin, nó có thể có hoặc không lưu trữ giá trị một cách hợp lý trong ngắn hạn do tính chất dễ biến động. 

Tuy nhiên, về lâu dài, nó vẫn là một kho lưu trữ giá trị tuyệt vời so với tiền fiat. Tương tự như vàng, bitcoin được coi là một tài sản lưu trữ giá trị dài hạn tuyệt vời do sự khan hiếm và nguồn cung hữu hạn của nó. Tính chất khan hiếm này dẫn đến bitcoin thường được gọi là “vàng kỹ thuật số”. 

Trong khi vàng đã được xác định là nơi trú ẩn tài sản an toàn trong hàng nghìn năm, bitcoin chỉ cho đến gần đây mới được coi là tài sản an toàn!?

Tiền fiat liên tục được in ra mỗi năm. Theo dữ liệu từ Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ (US Consumer Price Index), một mặt hàng được mua với giá 1$ vào năm 2000 sẽ khiến bạn mất 1,57$ vào năm 2021. Điều này có nghĩa là giá trị của đồng đô la Mỹ đã giảm 57% chỉ trong 21 năm qua.

[Hiểu về Bitcoin] Chương 1: Bitcoin và tiền pháp định 12

Tại các quốc gia có nền kinh tế bất ổn như Venezuela, Zimbabwe và Argentina, người dân đã mất hết tiền tiết kiệm do siêu lạm phát xảy ra, bởi việc quản lý chính sách tiền tệ của đất nước không tốt. Nhiều người đã sử dụng bitcoin như một kho lưu trữ giá trị để chống lại đồng nội tệ đang bị xói mòn và mất giá. 

Các quốc gia gặp khó khăn với tiền fiat

Các quốc gia gặp khó khăn như Venezuela, Zimbabwe và Argentina đang hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thời hiện đại. Sự bất ổn chính trị và các chính sách tiền tệ bị bóp méo đã gây ra siêu lạm phát cực độ và làm giảm giá trị đồng tiền fiat của họ. Ví dụ, lạm phát ở Venezuela là 1.700.000% vào năm 2018

Bitcoin đã trở nên đặc biệt ở các quốc gia này, người dân chống lại tiền fiat bị mất giá vì lạm phát của họ. Kết quả là, việc áp dụng tiền điện tử đã tăng vọt ở Venezuela, xếp thứ 3 chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu của Chainalysis vào năm 2020.

Đơn vị tính toán

Là một đơn vị tính toán, bitcoin không hoạt động tốt do tính chất dễ biến động của nó so với các loại tiền fiat. Với giá bitcoin biến động liên tục, giá trị kinh tế thực của hàng hóa và dịch vụ trở nên khó xác định, đo lường và so sánh. Điều này khiến việc định giá các mặt hàng bằng bitcoin trở nên cực kỳ khó khăn.

Ví dụ: các nhà bán lẻ chấp nhận bitcoin làm phương thức thanh toán, và không định giá các mặt hàng của họ theo tỷ giá bitcoin cố định. Thay vào đó, các mặt hàng được định giá bằng tiền tệ fiat và sau đó được phép biến động liên tục theo sự chuyển động giá của bitcoin. Do đó, bitcoin hoạt động như một trung gian giữa tiền tệ fiat và các mặt hàng được trao đổi.

Chúng ta chưa đạt đến giai đoạn mà sự biến động giá của bitcoin giảm xuống và mọi người có thể định giá hàng hóa và dịch vụ bằng bitcoin. Một số người đã suy đoán rằng sự biến động sẽ giảm khi bitcoin có vốn hoá đủ lớn, nhưng chúng ta chưa thấy câu chuyện này diễn ra. 

 Sự thật thú vị

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2010, Laszlo Hanyecz đã mua 2 chiếc pizza Domino với 10.000 bitcoin. Ông được biết đến là người đầu tiên thực hiện giao dịch bằng bitcoin. Tại thời điểm viết bài, 10.000 BTC trị giá con số khổng lồ 600 triệu Dollar!

Kể từ đó, ngày 22 tháng 5 đã được cộng đồng gọi là “Ngày Pizza Bitcoin”.

Tạm kết

Nói chung, điều quan trọng là phải nhận ra rằng sự ra đời của Bitcoin không nhằm mục đích thay thế các loại tiền fiat mà bạn sử dụng hàng ngày.

Thay vào đó, sự tồn tại chính của Bitcoin nhằm cung cấp một hệ thống tài chính thay thế, có thể hoạt động mà không cần phải tin tưởng và dựa vào các tổ chức tài chính thứ ba. Sự ra đời của Bitcoin đã cách mạng hóa cách chúng ta thực hiện các giao dịch, bằng cách sử dụng hệ thống thanh toán ngang hàng, phi tập trung.

(Bài viết được dịch từ sách How to Bitcoin)

(còn tiếp…)

Leave a Comment